Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

26-09-2017 - 08:50 AM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL - Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

  • Theo ông Hiệp, ĐBSCL được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện ngày càng rõ nét ngay trước mắt.
Cùng với chuỗi đập thủy điện “treo túi nước” và các kiểu “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước dòng chính - đã và đang làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên nước, tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp của vùng.

Ông Trần Hữu Hiệp. Ảnh: TTXVN
Ông Trần Hữu Hiệp. Ảnh: TTXVN
Trong khi đó, những bất cập nội tại chưa được giải quyết, đó là mô hình phát triển nặng khai thác tài nguyên, nền nông nghiệp với đầu vào nặng về lượng và nhẹ về chất, chậm chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững.

Người dân Kiên Giang lao dao vì ruộng lúa bị nhiễm mặn vào năm 2016. Ảnh: Đinh Tuấn
Người dân Kiên Giang lao dao vì ruộng lúa bị nhiễm mặn vào năm 2016. Ảnh: Đinh Tuấn
Tìm giải pháp phát triển bền vững cho vùng không thể lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ lúa, muối, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật có tính đối phó ngắn hạn. Xa hơn, cần tầm nhìn tổng quan, tư duy hệ thống, định ra các giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển.
Tư duy thị trường phải được định hình ngay trong tư duy quy hoạch và định hình cơ chế chính sách. Chính thị trường mới quyết định nuôi trồng, sản xuất cái gì, như thế nào và bán cho ai. Không thể duy ý chí, áp đặt chủ quan từ bên trên để đặt chỉ tiêu phải sản xuất bao nhiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt bao nhiêu.
Nông nghiệp “4 đúng”
Theo ông Hiệp, nông thôn ĐBSCL đang trong tình trạng “4 nhất”: Nghèo nhất, lạc hậu nhất, hưởng phúc lợi xã hội thấp nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Trước thách thức sống còn của những thay đổi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước và thị trường, nông thôn ĐBSCL cần thay đổi căn bản; nông nghiệp chuyển đổi theo “4 đúng” là đúng lượng, đúng chất, đúng thời điểm, đúng giá trị nông sản.

Nông dân trên cánh đồng mẫu ở huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ảnh: Đinh Tuấn
Nông dân trên cánh đồng mẫu ở huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ảnh: Đinh Tuấn
Cần những nghiên cứu căn cơ, thiết thực, đề xuất cải tiến cơ chế, chính sách liên kết vùng, thực hiện “tam nông” trong điều kiện và đặc thù riêng của vùng.
Chuyển đổi mô hình phát triển phải được tiến hành bằng tư duy, chính sách dài hạn hơn là những đối phó ngắn hạn.
3 vấn đề mang tính xương sống
Theo ông Hiệp, kế hoạch ĐBSCL, tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 được các chuyên gia Hà Lan cùng các nhà khoa học trong nước khuyến nghị Chính phủ xem xét qua 4 kịch bản và khuyến nghị mô hình công nghiệp hóa kinh doanh nông nghiệp. Cần tập trung 3 vấn đề mang tính xương sống.
Thứ nhất: quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường.
Thứ hai: tái cấu trúc nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba: tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh các công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, gắn với đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, khuyến khích nông dân khởi nghiệp cùng với nâng cao tri thức kinh doanh nông nghiệp cho nông dân.
Yêu cầu khắc nghiệt của hội nhập, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi người nông dân phải vượt khỏi không gian ruộng đồng, phải chuyển đổi tư duy “làm ra nhiều nông sản” sang tư duy “làm ra nhiều giá trị từ nông sản”.
Thách thức gay gắt của hội nhập, cạnh tranh đòi hỏi “tam nông” ĐBSCL phải khắc phục những yếu kém nội tại và tận dụng lợi thế. Doanh nhân hóa nông dân, nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp và môi trường nông thôn mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới.
Theo Hoài Thanh
Vietnamnet

BỐN MẨU TIN, MỘT GÓC NHÌN

1.     Lạnh lùng “chuyền bóng”:
Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng vẫn nóng. Giải thích việc nhà anh Đoàn Văn Quý bị phá sập, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng nói “lạnh lùng” như một “cầu thủ” đẳng cấp “chuyền bóng” trách nhiệm: “Sau khi cưỡng chế xong, huyện đã bàn giao cho xã chiều 5-1, mọi việc xảy ra sau đó thuộc trách nhiệm của xã”. Ông này còn giải thích thêm, “qui trình” xử lý việc “nhà bị phá” là: “Làm gì cũng phải có trình tự thủ tục. Hiện nay chỉ mới có thông tin chứ chưa có căn cứ. Người có tài sản mất mát, phá hủy phải có ý kiến. Người ta kiến nghị lên xã thì xã xem xét, kiến nghị lên huyện thì huyện xem xét. Hiện không biết gia đình người ta đã có đơn gì chưa, huyện chưa nhận được gì. Hiện huyện chưa có cơ sở nào để bảo là ai mất mát hoặc ai phá hủy tài sản. Hiện chỉ có báo chí phản ánh chứ không phải phản ánh của gia đình ông Quý hay ông Vươn”(Báo Pháp luật TP HCM ngày 07-02-2012).
2.     Nhà tù tiêu chuẩn ISO:
Mời đi lối này” – Một cảnh sát nhã nhặn hướng dẫn bị can vào phòng tạm giam. Chuyện thật như đùa ở Kenia. Ông Phó Thủ tướng nước này còn yêu cầu cảnh sát và giám thị phải đối xử với bị can bị tạm giam như những “khách hàng”, để tiến tới xây dựng qui trình ứng xử của các ông “cai ngục” theo tiêu chuẩn, chất lượng ISO. Chuyện bên châu Phi, nhưng rất đáng được suy ngẫm từ góc nhìn vụ Tiên Lãng.    
3.     “Bỏ tù” chưa đả, đòi “tử hình” … phương tiện giao thông:
Đã có nhiều ý kiến “phê bình” việc “tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông” thời gian qua. Xét góc độ lợi ích kinh tế, đó là cách ứng xử thiếu khôn ngoan, gây thiệt hại cho xã hội. Phương tiện bị giữ không được sử dụng để mang lại “giá trị kinh tế”, phải xây kho tạm giữ, phương tiện không hoạt động bị hỏng hóc, … Tại sao Nhà chức trách không tăng mức phạt tiền để răn đe kẻ vi phạm? Xét về tư duy lập qui cũng trật. Ai đi phạt “đồ vật” – không có nhận thức – bằng cách “bỏ tù” nó. Chuyện chưa dứt, lại có người đề nghị “tử hình” phương tiện giao thông bằng cách tiêu hủy. "Tôi đã đề nghị tịch thu và hủy luôn phương tiện, bởi đua xe là gây tai nạn, gây chết người. Tuy nhiên, đề nghị của tôi chưa được chấp thuận" (Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trả lời câu hỏi của VnExpress.net sáng 5/10/2011). May mà đến nay đề nghị này chưa được thực thi, không thì đã xảy ra nhiều vụ “phá hoại tàn sản” rồi.  
4.     Thay đổi “cà giựt”?
Thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay bắt đầu nóng với những dự kiến thay đổi “cà giựt”. Một số trường sẽ bổ sung khối thi mới (A1, H1) kèm theo thay đổi các môn thi. Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có quyết định chính thức, trong khi phụ huynh nóng lòng chờ đợi, lo âu, học sinh hoang mang, ảnh hưởng tâm lý học tập. Hiện nay học sinh đã học và ôn hơn nửa chương trình, không còn thời gian để ôn tập các môn thi mới “trên trời rơi xuống”. Một chủ trương lớn, tác động đến đối tượng đông đảo, cần được chuẩn bị kỹ, thông tin ngay từ đầu năm. Mong rằng nó không thành chuyện “đáng tiếc” như phá nhà, cũng như sẽ không có chuyện “tử hình phương tiện giao thông”.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG

Tòa nhà QH Đức
Không có nhiều thì giờ, làm từ từ, nhớ đến đâu ghi đến đó bằng vài con chữ và hình ảnh, không theo thứ tự thời gian ... NHỮNG DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG.
TÒA NHÀ QUỐC HỘI ĐỨC:
Một góc phố yên bình ở Maastrict
Mình đến lần đầu, mùa hè 1998, ở lại Berlin 30 ngày Hội thảo cùng với bạn bè người Indonesia, Philippine trong nhóm ASEAN. Lần thứ 2, sau 12 năm, tháng 10 -2010. Bâng khuâng hồi ức một thời ...
Tòa nhà QH Đức (Deutsches Reichstag) được xây dựng từ năm 1884 (có tài liệu ghi khởi công năm 1871), hoàn thành 10 năm sau đó. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, Deutsches Reichstag (DR) trở thành một biểu tượng lịch sử của nước Đức. DR là nơi nhóm họp và làm việc của các nghị sĩ, nơi đưa quyết định hệ trọng của quốc gia có nên kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ 4 thế giới. DR là một công trình đồ sộ bằng đá với phong cách kiến trúc La Mã đầy uy quyền kết hợp với phong cách kiến trúc Baroque.
Trên đường phố Maastrict, Hà Lan
Maastricht – Cái nôi của EU
Đến Maastricht vào mùa thu năm 2010, đi từ thành phố biên giới Aachen phía Tây nước Đức - nơi 12 năm trước (1998) mình đã có 7 tháng gắn bó. Maastricht là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Hà Lan, nổi tiếng là một trung tâm của truyền thống, lịch sử và văn hóa, một địa điểm du lịch phổ biến với các loại hình giải trí và mua sắm. Tại đây, vào tháng 12/1991, đại diện của các quốc gia đã ký kết Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu, nên cũng được xem là cái nôi của EU.
Từ “nóc nhà” Hà Lan – Ngã ba biên giới Vaalserberg
 
Tháp vọng cảnh

Hà Lan (Holland) còn có tên gọi khác là Niederland (có ngĩa là một nước thấp) do có gần một nửa diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển khoảng 1 m. Vì vậy, Ngã ba biên giới Bỉ - Hà Lan - Đức tuy chỉ là một ngọn đồi cao hơn 3000 m, nhưng là “nóc nhà” của đất nước hoa Tulip này. Một cột mốc hình chóp nón có gắn phù hiệu với vương miện của nữ hoàng đặt cạnh một bia đá có khắc hàng chữ “Hoogste Punt Van Nederland 3225 MTR” (có nghĩa là điểm cao nhất của Hà Lan 322,5 m). Gần đấy là cột mốc biên giới có cắm cờ ba nước Bỉ, Hà Lan và Đức.
Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ
Đây nè Ngã ba biên giới
Ngã ba biên giới là nơi giao điểm giữa ba nước. Theo Ủy ban Biên giới QG – Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên toàn thế giới có 157 ngã ba biên giới ở 134 quốc gia. Trong đó, nước Nga có 10 ngã ba biên giới, nước Áo có 9, Việt Nam có 2 ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc, Lào, tại tỉnh Lai Châu thuộc Tây Bắc và giáp với Lào, Campuchia tại Kon Tum, gần Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc Tây Nguyên. Ngã ba này đã được lãnh đạo 3 nước Việt Nam-Lào-CPC thống nhất xác định xây dựng thành “Tam giác phát triển”. Song, xem ra ta cần học tập “ba ông Tây” này. Cách Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ 3 km về phía Đông Nam là thành phố Aachen. Cũng với khoảng cách như vậy về phía Tây Nam là thị xã Plombières thuộc tỉnh Liège trong vùng Wallonie của cộng đồng nói tiếng Pháp nước Bỉ. Chung quanh ngã ba biên giới này, trên lãnh thổ cả ba nước đều là những vùng du lịch hấp dẫn. Thầy Mahnke hướng dẫn đoàn tham quan khu vực này như một thí dụ điển hình về phát triển kinh tế vùng.
Một bước chân qua 3 nước
Ngã ba biên giới độc đáo này đã trở thành khu du lịch giải trí hấp dẫn, có sân khấu ca nhạc, siêu thị, vườn bia, khu trò chơi thiếu nhi... Một tháp vọng cảnh cao 50 m mang tên vua nước Bỉ Baudouin.
Tòa nhà QH Đức
Không có nhiều thì giờ, làm từ từ, nhớ đến đâu ghi đến đó bằng vài con chữ và hình ảnh, không theo thứ tự thời gian ... NHỮNG DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG.
TÒA NHÀ QUỐC HỘI ĐỨC:
Một góc phố yên bình ở Maastrict
Mình đến lần đầu, mùa hè 1998, ở lại Berlin 30 ngày Hội thảo cùng với bạn bè người Indonesia, Philippine trong nhóm ASEAN. Lần thứ 2, sau 12 năm, tháng 10 -2010. Bâng khuâng hồi ức một thời ...
Tòa nhà QH Đức (Deutsches Reichstag) được xây dựng từ năm 1884 (có tài liệu ghi khởi công năm 1871), hoàn thành 10 năm sau đó. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, Deutsches Reichstag (DR) trở thành một biểu tượng lịch sử của nước Đức. DR là nơi nhóm họp và làm việc của các nghị sĩ, nơi đưa quyết định hệ trọng của quốc gia có nên kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ 4 thế giới. DR là một công trình đồ sộ bằng đá với phong cách kiến trúc La Mã đầy uy quyền kết hợp với phong cách kiến trúc Baroque.
Trên đường phố Maastrict, Hà Lan
Maastricht – Cái nôi của EU
Đến Maastricht vào mùa thu năm 2010, đi từ thành phố biên giới Aachen phía Tây nước Đức - nơi 12 năm trước (1998) mình đã có 7 tháng gắn bó. Maastricht là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Hà Lan, nổi tiếng là một trung tâm của truyền thống, lịch sử và văn hóa, một địa điểm du lịch phổ biến với các loại hình giải trí và mua sắm. Tại đây, vào tháng 12/1991, đại diện của các quốc gia đã ký kết Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu, nên cũng được xem là cái nôi của EU.
Từ “nóc nhà” Hà Lan – Ngã ba biên giới Vaalserberg
 
Tháp vọng cảnh

Hà Lan (Holland) còn có tên gọi khác là Niederland (có ngĩa là một nước thấp) do có gần một nửa diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển khoảng 1 m. Vì vậy, Ngã ba biên giới Bỉ - Hà Lan - Đức tuy chỉ là một ngọn đồi cao hơn 3000 m, nhưng là “nóc nhà” của đất nước hoa Tulip này. Một cột mốc hình chóp nón có gắn phù hiệu với vương miện của nữ hoàng đặt cạnh một bia đá có khắc hàng chữ “Hoogste Punt Van Nederland 3225 MTR” (có nghĩa là điểm cao nhất của Hà Lan 322,5 m). Gần đấy là cột mốc biên giới có cắm cờ ba nước Bỉ, Hà Lan và Đức.
Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ
Đây nè Ngã ba biên giới
Ngã ba biên giới là nơi giao điểm giữa ba nước. Theo Ủy ban Biên giới QG – Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên toàn thế giới có 157 ngã ba biên giới ở 134 quốc gia. Trong đó, nước Nga có 10 ngã ba biên giới, nước Áo có 9, Việt Nam có 2 ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc, Lào, tại tỉnh Lai Châu thuộc Tây Bắc và giáp với Lào, Campuchia tại Kon Tum, gần Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc Tây Nguyên. Ngã ba này đã được lãnh đạo 3 nước Việt Nam-Lào-CPC thống nhất xác định xây dựng thành “Tam giác phát triển”. Song, xem ra ta cần học tập “ba ông Tây” này. Cách Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ 3 km về phía Đông Nam là thành phố Aachen. Cũng với khoảng cách như vậy về phía Tây Nam là thị xã Plombières thuộc tỉnh Liège trong vùng Wallonie của cộng đồng nói tiếng Pháp nước Bỉ. Chung quanh ngã ba biên giới này, trên lãnh thổ cả ba nước đều là những vùng du lịch hấp dẫn. Thầy Mahnke hướng dẫn đoàn tham quan khu vực này như một thí dụ điển hình về phát triển kinh tế vùng.
Một bước chân qua 3 nước
Ngã ba biên giới độc đáo này đã trở thành khu du lịch giải trí hấp dẫn, có sân khấu ca nhạc, siêu thị, vườn bia, khu trò chơi thiếu nhi... Một tháp vọng cảnh cao 50 m mang tên vua nước Bỉ Baudouin.

DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG

Tòa nhà QH Đức
Không có nhiều thì giờ, làm từ từ, nhớ đến đâu ghi đến đó bằng vài con chữ và hình ảnh, không theo thứ tự thời gian ... NHỮNG DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG.
TÒA NHÀ QUỐC HỘI ĐỨC:
Một góc phố yên bình ở Maastrict
Mình đến lần đầu, mùa hè 1998, ở lại Berlin 30 ngày Hội thảo cùng với bạn bè người Indonesia, Philippine trong nhóm ASEAN. Lần thứ 2, sau 12 năm, tháng 10 -2010. Bâng khuâng hồi ức một thời ...
Tòa nhà QH Đức (Deutsches Reichstag) được xây dựng từ năm 1884 (có tài liệu ghi khởi công năm 1871), hoàn thành 10 năm sau đó. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, Deutsches Reichstag (DR) trở thành một biểu tượng lịch sử của nước Đức. DR là nơi nhóm họp và làm việc của các nghị sĩ, nơi đưa quyết định hệ trọng của quốc gia có nên kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ 4 thế giới. DR là một công trình đồ sộ bằng đá với phong cách kiến trúc La Mã đầy uy quyền kết hợp với phong cách kiến trúc Baroque.
Trên đường phố Maastrict, Hà Lan
Maastricht – Cái nôi của EU
Đến Maastricht vào mùa thu năm 2010, đi từ thành phố biên giới Aachen phía Tây nước Đức - nơi 12 năm trước (1998) mình đã có 7 tháng gắn bó. Maastricht là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Hà Lan, nổi tiếng là một trung tâm của truyền thống, lịch sử và văn hóa, một địa điểm du lịch phổ biến với các loại hình giải trí và mua sắm. Tại đây, vào tháng 12/1991, đại diện của các quốc gia đã ký kết Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu, nên cũng được xem là cái nôi của EU.
Từ “nóc nhà” Hà Lan – Ngã ba biên giới Vaalserberg
 
Tháp vọng cảnh

Hà Lan (Holland) còn có tên gọi khác là Niederland (có ngĩa là một nước thấp) do có gần một nửa diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển khoảng 1 m. Vì vậy, Ngã ba biên giới Bỉ - Hà Lan - Đức tuy chỉ là một ngọn đồi cao hơn 3000 m, nhưng là “nóc nhà” của đất nước hoa Tulip này. Một cột mốc hình chóp nón có gắn phù hiệu với vương miện của nữ hoàng đặt cạnh một bia đá có khắc hàng chữ “Hoogste Punt Van Nederland 3225 MTR” (có nghĩa là điểm cao nhất của Hà Lan 322,5 m). Gần đấy là cột mốc biên giới có cắm cờ ba nước Bỉ, Hà Lan và Đức.
Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ
Đây nè Ngã ba biên giới
Ngã ba biên giới là nơi giao điểm giữa ba nước. Theo Ủy ban Biên giới QG – Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên toàn thế giới có 157 ngã ba biên giới ở 134 quốc gia. Trong đó, nước Nga có 10 ngã ba biên giới, nước Áo có 9, Việt Nam có 2 ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc, Lào, tại tỉnh Lai Châu thuộc Tây Bắc và giáp với Lào, Campuchia tại Kon Tum, gần Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc Tây Nguyên. Ngã ba này đã được lãnh đạo 3 nước Việt Nam-Lào-CPC thống nhất xác định xây dựng thành “Tam giác phát triển”. Song, xem ra ta cần học tập “ba ông Tây” này. Cách Ngã ba biên giới Hà Lan-Đức-Bỉ 3 km về phía Đông Nam là thành phố Aachen. Cũng với khoảng cách như vậy về phía Tây Nam là thị xã Plombières thuộc tỉnh Liège trong vùng Wallonie của cộng đồng nói tiếng Pháp nước Bỉ. Chung quanh ngã ba biên giới này, trên lãnh thổ cả ba nước đều là những vùng du lịch hấp dẫn. Thầy Mahnke hướng dẫn đoàn tham quan khu vực này như một thí dụ điển hình về phát triển kinh tế vùng.
Một bước chân qua 3 nước
Ngã ba biên giới độc đáo này đã trở thành khu du lịch giải trí hấp dẫn, có sân khấu ca nhạc, siêu thị, vườn bia, khu trò chơi thiếu nhi... Một tháp vọng cảnh cao 50 m mang tên vua nước Bỉ Baudouin.

NHẬT KÝ NƯỚC ĐỨC

Gặp lại Deutschland


Brandenburg-Berlin
 Ngày 26-9-2010,

Trở lại nước Đức sau 11 năm, lòng bâng khuâng khó tả. Cái đất nước xa lạ, mênh mông và nhiều điều mới mẻ này ngày nào đã ghi dấu bao kỷ niệm thời trai trẻ của mình, tuổi 30 tràn đầy nhựa sống. Nơi đây, lần đầu tiên mình biết hệ thống Metro chằn chịt xuyên trong lòng đất của thành phố với những cao ốc chọc trời ở Franfurt – trung tâm tài chính, ngân hang châu Âu; lần đầu tiên đi xe lửa cao tốc 300 Km/giờ (sau vụ tai nạn thảm khốc năm 1998, Chính phủ Đức chỉ cho tàu chạy cao nhất 200Km/h). Nước Đức với những miền đất huyền thoại mà mình đã có may mắn in dấu bùn miền quê sông Hậu lên chân Bức tường Berlin còn sót lại, hay ngồi thuyền trên sông Rhein, vào những lâu đài cổ xưa của Cologne, Aachen, Saarbuecken hay vào Bảo tàng bia với 5.000 năm văn hóa bia của Đức ở Dortmund …
Qua cửa ngỏ sân bay quốc tế Frankfurt, nay vẫn thế, nhịp sống nhanh và bận rộn, nhưng không mất trật tự. Người Đức dù phải gồng mình vượt qua bao khó khăn giải quyết hậu quả nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới; dù bị “tụt hạng” cùng với Nhật Bản, bị mấy chú Chệt châu Á vượt qua, nhưng nước Đức vẫn là nền kinh tế hàng đầu EU, đứng thứ 4 thế giới, trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, là quê hương của nhiều chủ nhân giải thưởng Nobel trong nhiều lĩnh vực, là chủ sở hữu của những “thương hiệu” nổi tiếng thế giới không chỉ là Mercedes Benz, VW, BMW, Siemens, Bayer AG, … mà đặc biệt là những giá trị vô hình luôn gắn liền với phong cách Đức. Đó là tính kỹ luật, sự bền bỉ, thói quen đúng giờ và cẩn thận … Nước Đức mình đã đến, đã sống, rồi chia tay, nay trở lại. Nước Đức đã chiếm một phần trong trái tim mình tự lúc nào, khi xem một đội bóng Đức, một món hàng Đức … tự dưng lại có cảm tình hơn.

Gã ăn xin bên chú chó trung thành. Tôi cũng bỏ 1 Euro vào thau tiền cho chú chó
Nhưng nước Đức không phải là tất cả. Và trên thế gian này cũng sẽ không có bất kỳ nơi nào là thiên đường dành cho ta. Có chăng đó chỉ là những thiên đường trong kinh thánh, chỉ là Đức tin mà chúa Giêsu, thánh Ala, Phật Thích Ca truyền dạy. Sẽ không có bất kỳ một xã hội hoàn toàn tốt đẹp nào mà con người có thể phát hiện ra bằng những chuyến đi tìm lang thang. Tất cả đều phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu để đổi lấy. Nền kinh tế đứng đầu châu Âu này chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp đã đành, nhưng vẫn còn đó những kẻ ăn xin, mặc dù phần đông trong số họ là người Thổ, những gã xin ăn “trí thức” làm “người mẫu” nghiệp dư cho du khách chụp ảnh, chơi nhạc hay chỉ ngồi ủ rủ bên chú chó dễ thương, chờ thiên hạ rủ lòng thương.

Park Inn Hotel - Tòa nhà cao nhất Berlin
Ấn tượng không đẹp đầu tiên ngày trở lại nước Đức của mình là những anh chàng … cảnh sát. Họ cho qua những hộ chiếu của công dân Đức và dường như đang soi mói, tìm kiếm gì từ những hành khách châu Á. Một nhóm 3 Polizei Đức làm hàng rào kiểm soát ngay lối vào từ cầu hàng không. Họ hỏi từ hộ chiếu (đã đành), vé máy bay (dù là vé điện tử in trên mạng), thư mời, và cả việc … mang theo bao nhiêu tiền, có xài thẻ tín dụng không. Thú thật 15 tháng ở Đức cách đây 12 năm trước, đi qua Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxemburg, mình chưa một lần bị anh chàng cảnh sát nào chặng hỏi điều gì. Đến cửa kiểm soát an ninh sân bay Frankfurt, họ vẫn làm kỹ như thế. Có lẽ chỉ là sự trùng hợp xui rủi khi cảnh sát Đức phải thực hiện một công vụ đặc biệt nào, nhưng vẫn một cảm giác khó chịu. Thế “lầy” thì Việt Nam ta còn tiến bộ hơn hẳn bọn mầy. Cuối cùng rồi cũng qua.


Vết tích Bức tường Berlin


Công dân CHLB Đức?
Berlin – Potsdam
Gần 15 giờ mới từ sân bay Berlin về khách sạn Park Inn - một khách sạn thuộc loại đắc đỏ nhất nơi này. Với 1.012 phòng trên 37 tầng, Park Inn Hotel là khách sạn lớn nhất và là tòa nhà cao nhất ở thành phố Berlin. Nó được xây dựng vào năm 1967 - 1970 ở Đông Berlin và được thiết kế lại vào năm 2001 sau khi nước Đức thống nhất, chính thức đưa vào hoạt động lại vào năm 2003. Lần đầu tiên mình đến Berlin vào năm 1998 cũng chưa được đến đây.
Park Inn Hotel - Tòa nhà cao nhất nằm vị trí trung tâm Berlin.
Chị Hải, một Việt kiều từng du học CHDC Đức trước 1975, rồi định cư hẳn ở đây, mình quen trong chuyến đi Hoa Lư – Tam Cốc năm ngoái. Chị đã chờ, khoảng hơn 14 giờ 2 chị em đi Potsdam bằng tàu điện ngầm. Potsdam cách Berlin khoảng 40km về phía đông, là thủ phủ của tiểu bang Brandenburg. Một thành phố cổ tuyệt đẹp.



Thổi kèn Tây


Những con đường rợp lá thu vàng bên Sanssousi 
 

Lâu đài Sanssousi xanh biếc lá nho
Mặc trời mưa lâm thâm, chiều thu chập choạng, Potsdam vẫn đẹp lạ thường. Potsdam là thành phố di sản, nổi tiếng với nhiều lâu đài và vườn hoa thơ mộng của những ông hoàng, bà chúa xưa còn được lưu giữ đến nay. Vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng, hồ, và các cung điện đã trở thành cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ Đức. Di sản cảnh quang của thành phố đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1990.
Hai chị em đi qua những con đường thẳng tấp hàng cây, những khu vườn đẹp như trong cổ tích chỉ dành cho bậc vua chúa, hoàng gia hưởng thụ; nay ta, một thằng nhà quê, từ xứ sở sông nước ruộng đồng mà cha ông cùng thời đó, cơm còn chưa đủ ăn, áo mặc chưa đủ ấm, mơ ước chi có dịp đi xa tận xứ này. Những lâu đài cổ xưa hoành tráng, uy nghi trầm mặc, hàng trăm bức tượng mà mỗi bức là một công trình nghệ thuật ghi dấu một giai đoạn lịch sử của nước Đức, những tảng đá vô tri như đang suy tư trong một không gian tĩnh lặng êm đềm. ...
Những con đường rợp lá thu vàng quanh lâu đài Sanssouci.